Template blogspot bất động sản

BÍ KÍP G.I.Ả.M CÂN KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC - TỐT CHO SỨC KHỎE

Thừa cân, béo phì là 1 trong những tình trạng phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Các chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều mà sự tiêu hao lại quá ít dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ.

TÁC HẠI THỪA CÂN GÂY NÊN:

Thiếu tự tin do yếu tố thẩm mỹ, rối loạn chức năng phổi, nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, Tăng cholesterol máu, ung thư túi mật, ...

Chính vì vậy cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý để lẩy lùi tình trạng thừa cân, bảo vệ sức khỏe.

CLB Chăm Sóc Sức Khỏe Tại Ninh_Bình Với Tiêu Chí "G.I.Ả.M CÂN KHÔNG DÙNG THUỐC" Chính Là Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Bạn!!

Đến với CLB bạn sẽ được tự mình thưởng thức bữa sáng với chế độ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe và cải thiện cân nặng của bạn.

Bữa sáng lành mạnh

Bữa sáng chúng tôi chuẩn bị có đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể theo chế độ khoa học nhất, cùng những hướng dẫn bổ ích sẽ giúp bạn giảm cân như ý muốn

Kiến thức về dinh dưỡng

Bạn được hướng dẫn thêm các kiến thức về dinh dưỡng, bữa ăn thông thường hằng ngày, cách chế biến, lựa chọn thực phẩm,... sao cho cơ thể khỏe mạnh nhất

Chuyên gia hàng đầu

Với các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, sẽ tư vấn và giúp bạn tự chữa trị các bệnh: Tiểu đường, huyết áp, tim mạch,.. do thừa cân gây ra

Chúng tôi cam kết

Chỉ cần tham gia thường xuyên hàng sáng hoặc chiều để được theo dõi và chăm sóc, cân nặng của bạn sẽ thay đổi giảm nhanh chóng

SỰ KIỆN GIẢM CÂN CÙNG CHUYÊN GIA

Đăng ký sớm để được khuyến mãi

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM CÂN CÙNG CHUYÊN GIA


TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH

  • Kiểm tra các chỉ số cơ thể
  • Thiết kế thực đơn theo chương trình cá nhân hóa
  • Hướng dẫn các kiến thức về dinh dưỡng
  • Giải quyết các thắc mắc khách hàng gặp phải 24/24 giờ
  • Thời gian 1 chương trình 30 ngày
  • Hoàn tiền 100% nếu không có kết quả

HÌNH ẢNH MỘT SỐ HỘI VIÊN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH






CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG

Mỗi một thành viên đến với Câu lạc bộ đều mang theo những câu chuyện khác nhau. Có những thành viên tham gia vì mục tiêu giảm cân để đẹp hơn, cũng có những thành viên mong muốn học hỏi kiến thức dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe,... Có thể vạch xuất phát là không giống nhau, thể trạng mỗi người cũng khác nhau thế nhưng chỉ cần bạn đặt niềm tin, các chuyên gia dinh dưỡng của Câu lạc bộ cam kết sẽ cùng bạn đi tới đích cuối cùng. Cùng nhau chung tay xây dựng một cộng đồng vì sức khỏe, tại sao không?

Chị Vũ Huyền Trang, giảm 3kg và da hết sạm nám


Trước đây khi mà không hiểu thì tôi chỉ ăn ít vì tôi nghĩ là giảm thức ăn thì tôi giảm được cân.Thấy các bà mẹ khác cũng giảm cân thật nhưng mà da dẻ thì rất là xấu xí, tình trạng mệt mỏi diễn ra thường xuyên. Bây giờ tôi đã biết chọn lựa thế nào cho đúng, đủ dinh dưỡng, đủ chất

Lập Thu giảm 16kg không cần ăn kiêng


Sau một năm theo đuổi chương trình dinh dưỡng lành mạnh, tự chăm sóc sức khỏe chủ động, chị Lập Thu đã giảm được 16kg, 30cm vòng bụng và 3 chỉ số mỡ nội tạng, tuổi sinh học trở về 35, đúng với độ tuổi của chị. Làn da được cải thiện một cách ngoạn mục bởi nó trở nên sáng bóng, mịn màng,…

Chị Nguyễn Thị Lụa, giảm được 6kg, 8cm vòng bụng


Khi con được 6 tháng mình áp dụng chế độ giảm cân cho mẹ bỉm sữa. Nhờ vào kiến thức về dinh dưỡng tức là mình biết cách ăn uống khoa học, uống đủ nước, vận động hợp lý từ những huấn luyện viên về sức khỏe. Nhờ chương trình đó sau một tháng rưỡi mình giảm được 6kg và 8cm vòng bụng. Mình rất vui vì điều này và thực sự khi mà mặc được lại những cái váy cũ mình cảm thấy rất là hạnh phúc, đó là điều mà mẹ bỉm sữa nào cũng mong muốn

Chị Trần An Nhuận, mẹ bỉm giảm 6kg trong vòng 3 tháng, giảm được 6kg, 8cm vòng bụng


Mình phải thừa nhận 1 điều cái phương pháp cân bằng dinh dưỡng này rất là tuyệt vời. Nó dạy mình cách ăn uống và không chỉ bản thân mình biết cách ăn, uống mà gia đình mình nữa. Mình cũng biết được là bé cần phải ăn những thức ăn nào nó tốt cho cơ thể

Chị Dương Thị Liên, Giảm 13,5kg và 14cm vòng eo trong 2 tháng


Nghe chồng và thương chồng thì cứ kiên trì đến nhóm dinh dưỡng trải nghiệm. Vậy là tháng thứ 2 thì cân nặng của mình giảm được 7,4kg, vòng eo của mình xuống được 14cm vòng 1 và vòng 3 giữ nguyên. Tiếp tục, mình trải nghiệm đến tháng thứ 3 thì mình giảm béo được hơn 6kg nữa cơ thể của mình không hề thấy mệt mỏi hay là chán ăn gì cả và cơ thể mình không có hiện tượng buồn ngủ hay là có những hiện tượng như là mệt như trước nữa

Mẹ chồng giảm 15kg, khỏe mạnh, xinh đẹp khiến con dâu phải ghen tỵ


Sau khi tôi trải nghiệm, được ăn uống một cách hợp lý thấy cơ thể rất là khỏe. Tôi xuống cân, mới đầu tôi xuống được 5kg, nhưng tôi đưa ra mục tiêu là phải xuống 7kg. 7kg thì tôi nhìn vẫn chưa được, mỡ nội tạng vẫn cao dần dần tôi xuống 10kg. Vào tết năm ngoái tôi sợ tết tôi lên cân mà tôi vẫn không lên

CHƯƠNG TRÌNH SẮP TỚI

CHƯƠNG TRÌNH SẮP TỚI

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Quý Khách Hàng Vui Lòng Điền Đầy Đủ Thông Tin Để NhậnƯu Đãi Gồm:
  • Trải nghiệm thử chương trình miễn phí 3 ngày
  • Kiểm tra các chỉ số cơ thể
  • Giảm cân ngay tại chương trình
  • Các tài liệu về dinh dưỡng cho giảm cân và thực phẩm
  • Trở thành người nội trợ thông thái cho gia đình mình

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Mỗi loại thực phẩm chứa dinh dưỡng với tỷ lệ khác nhau nên phải phối hợp một cách khoa học để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Nhóm 1: Tinh bột, đường (rất dồi dào Carbohydrates)



Carb là gluxit hay đơn giản là đường, là nguồn năng lượng cơ bản tiếp nhiên liệu cho não, mô cơ và phòng tránh mệt mỏi. Carb có nhiều trong thực phẩm dưới dạng tinh bột, một vài loại rau củ, nhất là các loại rễ củ và hoa quả, các loại đường thông dụng như đường trắng, đường mía, nha ngũ cốc, mật ong, …
Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa carb thì carb thừa sẽ được chuyển hoá thành chất béo, ngăn cản quá trình giải phóng chất béo dự trữ và tăng lượng đường trong máu có thể dẫn đến các bệnh về tiểu đường, tăng huyết áp, tăng cân, mệt mỏi cả thể chất và tinh thần, …

Bình thường ở Việt Nam mỗi chúng ta thường bổ xung lượng carb vào khoảng 50-65% hoặc nhiều hơn tổng lượng calo cần thiết  hàng ngày (từ 4 – 8g carbs/1kg trọng lượng cơ thể). Tuy nhiên các chuyên gia của HAB khuyên bạn  chỉ nên nạp từ 40-45% carb trên tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày sẽ mang lại lợi ích tối ưu cho sức khỏe.

Nhóm 2: Chất béo (Fat)

Fat là chất béo có chức năng kiến tạo màng tế bào, tổng hợp chất xám của hệ thần kinh, tổng hợp các hormone thượng thận và sinh dục, hấp thu vận chuyển các sinh chất, đặc biệt các vitamin tan trong dầu A, D, E, K. Chất béo có nhiều loại khác nhau gồm nhóm chất béo có lợi và nhóm chất béo có hại. Nhóm chất béo có lợi (đa số có nguồn gốc từ các thực phẩm là thực vật và các loại cá biển sâu) cung cấp rất tốt năng lượng cho cơ thể nhưng không có nguy cơ gây bệnh, bao gồm dầu oliu, dầu đậu phộng, dầu canola, hạnh nhân, các loại đậu và hạt, dầu bắp ngô, dầu hạt bông, dầu cá hồi, dầu cá thu, dầu cá trích, …
Nhóm chất béo có hại (đa số có nguồn gốc từ động vật) nếu ăn quá lượng cho phép sẽ gây hại cho cơ thể như gây bệnh tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, bao gồm thịt động vật, thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm sữa, bơ, dầu dừa, dầu cọ, dầu các cây nhiệt đới, transfat có trong quá trình hydro hoá dầu thực vật thường có trong các sản phẩm rán nướng sẵn như bánh kem, bánh phồng tôm, bánh snacks, bánh rán, đặc biệt trong các loại bơ thực vật.
Lượng chất béo vào khoảng 25-35% tổng lượng calo cần thiết cho cơ thể, khoảng 1,1-2,2g chất béo cho 1kg thể trọng mỗi ngày.

Nhóm 3: Đạm (Protein) đây là dinh dưỡng quan trọng số 1.


Protein còn gọi là chất đạm có chức năng xây dựng các mô, các tế bào, được dùng để duy trì sự tăng trưởng và phục hồi các cơ bắp, các mô thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hệ miễn dịch. Nguồn Protein tốt có nhiều trong các thực phẩm như thịt gà không da, thịt bò nạc, thịt lợn nạc, cá, … Nguồn tốt hơn nữa bao gồm hải sản, trứng, đậu phụ, các loại đậu, nấm. Một lượng protein thấp hơn cũng có trong pho mai, sữa, sữa chua. Nếu ăn quá nhiều protein, gan và thận phải làm việc nhiều vì vậy dễ dẫn đến suy thận, xơ gan.

Lượng protein vào khoảng 10-20% tổng lượng calo cần thiết cho cơ thể. Lượng đạm vừa đủ cho từng người mỗi ngày cụ thể như sau: trẻ em mỗi ngày cần 2g đạm cho 1kg thể trọng; người trưởng thành khoảng 0,8-1,2g đạm cho 1 kg thể trọng.
Tuy nhiên hầu hết chúng ta bổ xung nguồn đạm xấu từ động vật, thịt đỏ gây rối loạn chuyển hóa axit URIC, rối loạn mỡ máu. Còn nguồn đạm tốt thì chúng ta lại thiếu rất nhiều.

Nhóm 4: Các chất vi lượng (vitamin, khoáng, chất xơ…)

Nhóm này có đặc điểm không tích lũy trong cơ thể, nếu dùng thừa thì sẽ lập tức đào thải ra khỏi cơ thể, nhưng nếu cơ thể thiếu sẽ không có biểu hiện rõ ràng trong 1 thời gian dài, chúng ta chỉ có thể nhận thấy khi cơ thể không thể bù trừ được lượng dinh dưỡng thiếu hụt và từ đây phát sinh ra các bệnh mãn tính….
Nên lựa chọn các thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng và giàu các chất vitamin khoáng chất như rau xanh, hoa quả tươi vào bữa ăn mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

Các bạn có thể căn cứ vào đây để lựa chon cho mình thực đơn phù hợp mỗi ngày.
1g Carb = 4 Kcal
1g Protein = 4 Kcal
1g Béo = 9 Kcal

Chuyên gia dinh dưỡng HAB
Read More »
Đăng bởi Nguyễn Quốc Việt lúc lúc tháng 2 28, 2019 0 bình luận
Nước là ngọn nguồn cái mà làm trái đất chúng ta khác biệt, là căn nguyên của sự sống. Thế nhưng sự quá quen thuộc này lại làm cho chúng ta lãng quên đi tầm quan trọng của nó đối với cơ thể.
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Hàm lượng nước trong cơ thể

Hầu hết ai trong chúng ta thường nghe nói rằng 70% cơ thể đều là nước. Nó xuất hiện ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, ngay cả những nơi chúng ta nghĩ ra không tồn tại. Thì phần trăm đơn vị của nó rất cao, chẳng hạn nó chiếm đến 31% trong xương.

Vai trò của nước đối với cơ thể người

Chiếm phần đa cơ thể người vậy thì vai trò của nước như thế nào trong cho sự sống của chúng ta.
-Điều hòa nhiệt độ cơ thể: Nhiệt độ cân bằng trong cơ thể là 37 độ C. Khi nhiệt độ môi trường biến đổi đột ngột, sự thích nghi của cơ thể dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt. Mà nhân tố đóng vai trò quan trọng lúc này chính là nước.
-Vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến tế bào: ước khi vào cơ thể sẽ được dạ dày phân tách thành các phân tử nhỏ hơn để dễ dàng thẩm thấu. Khi đó ruột non sẽ thực hiện chức năng thẩm thấu nước và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Trong đó nước nhận nhiệm vụ hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng, kể cả oxy đến nuôi tế bào.
-Thải độc tế bào: Nước khi đi vào cơ thể sẽ tồn tại ở dạng phân tử, dễ dàng  thấm qua màng lipid kép rồi đi đến từng tế bào. Thực hiện chức năng giải độc, nước sẽ lấy đi các chất thải độc hại ở tế bào, cung cấp oxy và khoáng chất cần thiết.

-Giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng: Đầu tiên là ở dạ dày thức ăn được tiêu hóa bằng enzyme, dịch tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng hay độc hại sẽ được ruột, gan và thận xử lí rồi chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Trong suốt quá trình đó, nhân tố vận chuyển, dung môi của phản ứng hóa học là nước vì thế vai trò của nó đối với cơ thể rất quan trọng.
-Làm trơn các khớp xương: chiếm 31% cấu tạo của xương. Ngoài ra nước còn đóng vai trọng là chất làm trơn cho các khớp xương vận hành nhịp nhàng, trơn tru, tránh gây tổn thương cho xương.
-Làm sạch phổi: Phổi cung cấp oxy cho máu đi nuôi cơ thể và thải ra khí CO2. Tiếp nhận không khí từ môi trường bên ngoài dễ bị lẫn bụi bẩn, vi rút, vi khuẩn, chưa kể đến thói quen hút thuốc lá làm tổn thương phổi. Nước lúc này đóng vai trò là chất gột rửa cho phổi khỏe mạnh, giúp thanh lọc phổi làm việc khỏe mạnh.
-Cấu thành nên não bộ: Não là cơ quan thành phần nước nhiều nhất, khi cơ thể thiếu, não sẽ chủ động rút nước từ các cơ quan để nuôi mình. Báo hiệu rằng cơ thể đang khát, thậm chí sẽ ngất xỉu nếu cơ thể không cung cấp đủ kịp lúc.
-Chiếm 75% cấu thành nên cơ bắp
-Chiếm 83% của máu
-Bảo vệ các cơ quan quan trọng: Có mặt trong rất nhiều hoạt động quan trọng nên nước đóng vai trò như người bảo vệ đối với cơ thể. Từ giữ ẩm cho bề mặt da, cho mắt đến thải độc từng tế bào, có thể thấy vai trò của nó đối với cơ thể quan trọng như thế nào.

Một ngày nên uống bao nhiêu nước là đủ cho cơ thể

Chúng ta thường nghe quảng cáo rằng bạn phải uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Các hãng nổi tiếng cũng hay quảng cáo rằng 4 chai, 2 lít mỗi ngày. Thật ra thông tin này không chính xác về mặt y khoa.

Mỗi một người đều có cơ địa khác nhau về mặt sinh học, khác nhau về chiều cao cân nặng, độ tuổi. Vì thế nhu cầu về nước cũng khác nhau nên không thể đánh đồng tất cả.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì với người trưởng thành bình thường nên uống 0,4lit / 10kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ như bạn có cơ thể nặng 50kg thì nên uống khoảng 2 lít mỗi ngày.
Một số lưu ý:
-Với phụ nữ mang thai và cho con bú, bạn cần phải tăng lượng uống mỗi ngày khoảng 14-32 oz (414-946 ml) tùy thuộc vào nhu cầu của từng người.
– Đồ uống chứa caffein như cà phê hoặc trà không được tính vào lượng nước uống hàng ngày
-Những người có bệnh lý về thận, đường tiết niệu… nên uống nước theo chỉ dẫn bác sĩ.
Chuyên gia dinh dưỡng HAB
Read More »
Đăng bởi Nguyễn Quốc Việt lúc lúc tháng 2 28, 2019 0 bình luận
Có thể bạn đã nghe rất nhiều về chỉ số GI và GL tuy nhiên vẫn chưa thực sự hiểu nó là gì? và phương pháp lựa chọn thực phẩm lành mạnh dựa trên các chỉ số trên như thế nào? Bài viết này sẽ giải thích cho bạn hiểu sâu hơn về các chỉ số và việc áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.

Chỉ số GI và GL là gì?

Chỉ số đường huyết của một loại thực phẩm (Glycemic Index, viết tắt là “GI”) đại diện cho tốc độ tăng đường huyết của loại thực phẩm đó.
GL là tên gọi ngắm gọn của từ Glycemic Load  hay còn gọi là tải lượng đường huyết. GL  là một chỉ số cho biết đường huyết sẽ tăng BAO NHIÊU (nhiều hay ít) khi ăn loại thực phẩm đó.
GL sẽ được tính bằng công thức sau:
Theo chuyên gia dinh dưỡng có những thực phẩm chỉ số chỉ số đường huyết (GI) thấp, nhưng tải trọng đường huyết (GL) lại cao thì cũng không nên ăn nhiều. Ngược lại, có những thực phẩm có chỉ số GI cao, nhưng GL trong 100g thực phẩm thấp thì người tiểu đường vẫn có thể ăn được nhưng kiểm soát về số lượng.

Một số loại thực phẩm có chỉ số GI và GL tốt cho sức khoẻ 

Ngày nay, người ta dùng 1 chỉ số khác có tính chất khái quát và hữu dụng hơn. Đó là tải trọng đường huyết của thực phẩm. Chỉ số này thể hiện được hàm lượng đường mà cơ thể sẽ hấp thu nếu chúng ta ăn thực phẩm là bao nhiêu.
Tải trọng đường huyết được tính bằng cách lấy chỉ số GI nhân với số lượng carbonhydrat có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó và chia cho 100. Tải trọng đường huyết của thực phẩm (GL) nhỏ hơn 10 là thấp, từ 10 trở lên là cao. Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm được cho là có chỉ số tải đường huyết thấp:

Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám, còn gọi là ngũ cốc nguyên hạt hay ngũ cốc toàn phần là các loại ngũ cốc trong đó chứa từ 51% mầm ngũ cốc, nội nhũ và cám. Ngay cả khi hạt đã bị vỡ, nghiền, xay, ép hay làm thành bột nó vẫn được gọi là  “ngũ cốc nguyên cám”.
Loại thực phẩm này có chưa rất nhiều chất tốt cho cơ thể giàu tinh bột, chất xơ,  tạo cảm giác no nhanh và no lâu mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe. Hơn thế nữa thì chỉ số GI và GL của nó cũng nằm ở mức thấp rất phù hợp cho những người giảm cân, tiểu đường béo phì…

Táo

Táo là một trong những loại hoa quả luôn luôn được cho là lựa chọn hàng đầu trong mọi thực đơn giảm cân. Táo chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, kali, chất xơ carbohydrate và các hợp chất thực vật khác như quercetin, catechin và chlorogenic axit. Một quả táo cỡ trung bình lại chỉ có 95 calo. Táo cũng có hàm lượng polyphenol cao, có tác dụng chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa này được tìm thấy cả trong vỏ và cùi táo.

Cà rốt

Cà rốt được coi là một loại thực phẩm vừa rẻ tiền lại có lợi cho sức khỏe như tốt cho thị giác, hạn chế bệnh tim mạch, thải độc gan, chống lão hóa, làm đẹp da… Cà rốt chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và vitamin A, vì vậy, chúng giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, làm giảm sự tích tụ mỡ trong gan.
Có thể nói Cà rốt là một thực phẩm tuyệt vời cho những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với số lượng vừa phải, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần để hấp thu dinh dưỡng và giúp phát huy tối đa giá trị của nó có lợi nhất cho sức khỏe của bạn!

Đậu lăng

Đậu lăng đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng của nhiều người. Những tác dụng của việc ăn đậu lăng có thể kể đến như tốt cho tim mạch, giúp ổn định lượng đường trong máu, giúp giảm cân…Đây là thức ăn ít calo và có hàm lượng dinh dưỡng cao, đậu lăng là loại thực phẩm hoàn hảo cho những người đang muốn ăn chay hay ăn kiêng.

Cà chua

Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chấtcần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Điều tuyệt vời hơn ở cà chua là chúng chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo. Bạn có thể ăn cà chua sống kẹp với bánh mì, làm salad, nước sốt, sinh tố, thậm chí nấu súp. Điểm cộng cho loại thực phẩm này là chỉ số GI và GL đều thuộc mức thấp rất phù hợp cho những người tiểu đường, béo phì hay trong chế độ giảm cân.
Rõ ràng là  chỉ số tải đường huyết và chỉ số đường huyết thật sự hữu ích và thiết thực trong việc hướng dẫn lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho bữa ăn hàng ngày.
 Chuyên gia dinh dưỡng HAB
Read More »
Đăng bởi Nguyễn Quốc Việt lúc lúc tháng 2 28, 2019 0 bình luận
Calories ai cũng biết nhưng không phải ai cũng hiểu. Bạn có tự hỏi tại sao trong hầu hết các bản tin về dinh dưỡng trên toàn cầu đều có nhắc tới calories. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về calo.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Chỉ số calories là gì?

Calories là đơn vị đo năng lượng. Năng lượng là nhiên liệu cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể bao gồm các hoạt động chuyển hóa, tiêu hóa, vận động.
Nguồn cung cấp calo chính từ đồ ăn thức uống chúng ta nạp vào hàng ngày. Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng Hoa Kỳ thì trung bình:

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
-Carbohydrate cung cấp 4 Calo/ gram
-Protein cung cấp 4 Calo/ gram.
-Chất béo cung cấp 9 Calo/ gram.
Một lưu ý nhỏ là khi bạn nạp 1 lượng calo vào cở thể thì nó không thể hấp thụ hoàn toàn 100%. Ví dụ tổng hợp 1 bữa ăn có 600 calo hỗn hợp đủ chất thì cơ thể chỉ có thể hấp thu khoảng 450 calo mà thôi.

Vai trò của calories trong bữa ăn

Nhu cầu về năng lượng của mỗi người là khác nhau. Do đặc điểm cấu trúc cơ thể, chiều cao, cân nặng, múc độ vận động khác nhau.


Nguồn năng lượng đầu vào (calo nạp vào) của cơ thể hàng ngày đều đến từ các loại thức ăn đồ uống chúng ta nạp. Ngược lại thì lượng calo tiêu hao cho các hoạt động chuyển hóa, tiêu hóa vận động của cơ thể gọi là calo tiêu thụ.
Khi năng lượng nạp vào lớn hơn năng lương tiêu thụ sẽ gây ra tình trạng thừa năng lượng và hiện tượng này rất dễ làm cơ thể béo hơn. Theo khoa học chứng minh thì cứ 7000 kcal thừa sẽ tạo ra một 1kg mỡ thừa. Đây cũng chính là lý do những người muốn giảm cân đều rất quan tâm kiểm soát lượng calo nạp vào của cơ thể hàng ngày.
Đồng nghĩa với nó là khi lượng calo nạp vào bằng lượng calo tiêu thụ thì cơ thể sẽ giữ ở trạng thái cân bằng.
Nếu lượng calo nạp vào thấp hơn lượng calo tiêu thụ thì cơ thể sẽ gây vào tang thái gầy.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Một đặc điểm quan trọng là lượng calo nạp vào và lượng calo hấp thụ được của mỗi người là khác nhau. Vì vậy có một số trường hợp đặc biệt ví dụ như có những người ăn rất nhiều nhưng vẫn gầy một phần lý do là do thức ăn đồ uống nạp vào không lành mạnh chưa nhiều calo rỗng. Một phần khác do hệ vi dung mao ở ruột bị tổn thương nên cơ thể chỉ có thể hấp thu 1 phần lượng calories nạp vào.

Lời khuyên đến từ các chuyên gia dinh dưỡng của HAB

Đối với những người bình thường không có nhu cầu về tăng cân, giảm cân thfi nên giữ calo ở trạng thái cân bằng. Đồng thười nên cải thiện lượng calo nạp vào lành mạnh để có thể duy trì thể trạng, tăng cường sức khỏe. Hạn chế nạp các thực phẩm có calo rỗng như các loại nước có ga.

Đối với những người mong muốn giảm cân thì việc giảm lượng calories nạp vào là cần thiết nhưng không đồng nghĩa với việc ăn kiếng thái quá hay nhịn ăn. Như thế sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và cao thể. Các chuyên gia của HAB khuyên các bạn hãy giảm calo bằng phương pháp chọn thực phẩm lành mạnh có lượng calo, chỉ số GL, GI thấp cân đối các bữa ăn hàng ngày khoa học.
Ngước lại với những người tăng cân cần tìm ra nguyên do tại sao bạn lại gầy do cơ thể không hấp thụ được hay do bạn chán ăn. Từ đó chúng ta cải thiện dần dần.
Chuyên gia dinh dưỡng HAB
Read More »
Đăng bởi Nguyễn Quốc Việt lúc lúc tháng 2 28, 2019 0 bình luận
Các chuyên gia dinh dưỡng đã cảnh báo rằng tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng cơ thể càng ngày càng trảo nên trầm trọng. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và cơ thể. Vậy thì hàng ngày bạn cần nạp bao nhiêu chất dinh dưỡng vào cơ thể?


Carbohydrat

Carbohydrat là nhóm chất bao gồm: tinh bột, chất xơ và đường. Đấy đều là dưỡng chất có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại trái cây, ngũ cốc, rau xanh…
Carb thuộc 1 trong 3 nhóm dinh dưỡng chính mà hàng ngày chúng ta nạp vào cơ thể nhất là đối với người Việt Nam thì theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng phần đa carbohydrat chiếm trên 70% khẩu phần ăn. Cứ 1g carb sẽ sản sinh ra 4 kcal.
Theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), lượng carbohydrate khuyến cáo mỗi ngày cho một người trưởng thành là 135 gam. Tuy nhiên, họ cũng cho biết rằng mỗi người nên có một mức carbohydrate mục tiêu cho riêng mình (cá thể hóa nhu cầu carbohydrate). Tỉ lệ năng lượng do carbohydrate cung cấp nên từ 40% đến 60% tổng năng lượng khẩu phần, tỉ lệ này áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, mỗi ngày, những người mắc tiểu đường thì không nên ăn quá 200 gam carbohydratem, còn phụ nữ có thai lại không nên ăn ít hơn 175 gam.
Chú ý là nhóm carb bao gồm cả những loại rau củ, trái cây chứ không phải chỉ là các loại gạo, ngũ cốc… như bạn vẫn nghĩ. Thế nên để có thể lấy được lượng dinh dưỡng tối đa từ nhóm carbohydrat nên cân bằng giữa các loại thực phẩm.

Protein

Nhắc đến dinh dưỡng cơ thể không thể nào quên protein vì đây là nguyên liệu chính thúc đẩy hình thành các nhóm cơ, xương…. Đồng thời còn đóng vai trò chất kích thích miễn dịch trong cơ thể, là thành phần cung cấp vitamin, vật chất miễn dịch và năng lượng cho cơ thể.
Protein có 2 nguồn chính là từ động vật và thực vật.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tính trung bình, nam giới và phụ nữ trên 19 tuổi mức độ lao động nhẹ cần ăn ít nhất 0,82g protein mỗi ngày cho mỗi kg cân nặng.
Một chú ý vô cùng quan trọng là chúng ta nên nạp 70% trên tổng lượng protein nạp vào cơ thể hàng ngày có nguồn gốc thừ thực vật và 30% trong số đó có nguồn gốc từ động vật. Đối với nguồn protein lấy từ động vật thì nên chọn những loại động vật thịt trăng ví dụ như ức gà, cá….Những thực phẩm này có tác dụng rất tốt tới các nhóm cơ đồng thời chứa lượng protein cao.

Chất béo

Nghe đến chất béo chắc hẳn các bạn sẽ không có mấy ánh nhìn tốt đẹp thế nhưng chất béo lại rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Quan trọng nhất là các bạn phải kiểm soát được lượng chất béo nạp vào hàng ngày.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Diabetes Carefound cho thấy, chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fat) có nhiều trong các loại hạt giúp ngăn ngừa sự tích tụ mỡ của cơ thể.
Ở người trưởng thành nên nạp từ 20-25% dinh dưỡng từ chất béo trên 1 khẩu phần ăn. Tuy nhiên bạn nên lưu ý hãy chọn cho mình những chất béo lành mạnh như dầu olive, cá hồi,…
Chuyên gia dinh dưỡng HAB
Read More »
Đăng bởi Nguyễn Quốc Việt lúc lúc tháng 2 28, 2019 0 bình luận
Copyright © 2018. NguyenQuangVinh.net, Edit by Daotaotinhoc.vn